Chương trình Thư viện Room to Read (viết tắt Chương trình Thư viện RtR), giúp tạo không gian thân thiện để học sinh đọc sách và hình thành thói quen đọc sách.

     Qua triển khai tại trường Tiểu học Yên Bồng, Chương trình đã tạo dấu ấn hiệu quả thiết thực, vừa đưa học sinh đến gần hơn với thói quen đọc sách để nâng cao kiến thức, vừa khơi gợi và định hướng văn hóa đọc. Hàng năm đều có ngày hội đọc sách để huy động cộng đồng tham gia. Để thực hiện tiết đọc thư viện hiệu quả, giáo viên sử dụng các câu chuyện, quyển sách có trên thư viện phù hợp với trình độ học sinh để tổ chức các tiết dạy, buổi sinh hoạt đọc, tạo thói quen đọc và mở rộng vốn từ cho học sinh. Qua đó, giáo viên giới thiệu thêm những quyển sách hay nhằm giúp học sinh thói quen thích thú đọc sách, từng bước hình thành văn hóa đọc lứa tuổi tiểu học.

     Trong đời sống tinh thần của nhân loại, sách là sản phẩm, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận, dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới các giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói, sách chính là người bạn gần gũi và từ lâu, đọc sách đã trở thành nhu cầu cần thiết của nhiều người trong xã hội. Ở thời đại nào, việc đọc sách cũng là một trong những yếu tố cốt lõi để hoàn thiện nhân cách con người. Trong xã hội hiện đại, văn hóa đọc sẽ vẫn phát triển nếu chúng ta có cách tiếp cận đúng đắn sao cho sách trở nên gần gũi và dễ đọc, dễ tìm hơn với người đọc, thực hiện tốt vai trò: sách là động lực thúc đẩy mọi tiến bộ, nên việc ham đọc sách không còn bị xem nhẹ. Nói cách khác là cần phải xây dựng lại văn hóa đọc phù hợp, đặc biệt là ở thế hệ trẻ, mà hai đối tượng có ảnh hưởng nhiều nhất chính là gia đình và nhà trường.

     Khi mà nhịp sống hiện đại với quá nhiều các thiết bị điện tử, quá nhiều phương tiện giải trí nghe nhìn khác nhau thì văn hóa đọc đang giảm đi rõ rệt. Nếu như trước kia sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin và văn hóa, tri thức thì ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp nhận thông tin của các phương tiện đại chúng như: truyền hình, phim ảnh, Internet… Đặc biệt là khi Internet phát triển nhanh chóng, người ta có thể dễ dàng tra cứu và có ngay thông tin muốn tìm. Có điều từ đó, thói quen đọc sách bị lấn át, nhường chỗ ưu thế cho những hoạt động có sức hấp dẫn lớn hơn và đang là xu hướng được quan tâm. Người ta chỉ đọc sách khi cần đáp ứng cho một nhu cầu nhất thời nào đó và sau đó, bỏ sách cũng khá dễ dàng. Có người còn quan niệm đọc sách là sở thích riêng, không thể bắt ép.

     Chương trình Thư viện Room to Read là một trong những mô hình hợp tác có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm toàn ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc của trẻ thơ. Điều này càng có ý nghĩa khi chúng ta đã và đang thực hiện Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề: "Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số"./.

Nguồn: TH

 

 

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE :

EMAI : c2.lat.yeb@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 56
Hôm qua : 43
Tất cả : 19702